google-site-verification: google7459ba3142485632.html

Tổn thương khớp cùng đòn

Chấn thương liên quan đến khớp cùng vai đòn (khớp cùng đòn). Khớp cùng đòn là nơi tiếp khớp giữa đầu ngoài xương đòn (Clavicle) và mỏm cùng xương bả vai (Acromion).

TỔN THƯƠNG KHỚP CÙNG ĐÒN

(Acromioclavicular Joint Injury)

Chấn thương liên quan đến khớp cùng vai đòn (khớp cùng đòn). Khớp cùng đòn là nơi tiếp khớp giữa đầu ngoài xương đòn (Clavicle) và mỏm cùng xương bả vai (Acromion).

Hình 1: giải phẫu khớp cùng đòn

NGUYÊN NHÂN

Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tổn thương khớp cùng đòn là do bị ngã trực tiếp lên vai. Chấn thương làm tổn thương dây chằng giữ vững khớp cùng đòn quan quanh khớp.

Chấn thương có thể từ bong gân nhẹ mà không có vết sưng tấy cho đến đứt hoàn toàn các dây chằng quanh khớp với vết sưng rất lớn. Chức năng không đau tốt thường trở lại ngay cả với một vết sưng rất lớn.

• Tổn thương nhẹ (Bong gân khớp cùng đòn): liên quan đến bong gân dây chằng cùng đòn, không di lệch xương đòn và trông bình thường trên phim X-quang.

• Tổn thương trung bình: Chấn thương nghiêm trọng hơn làm rách dây chằng cùng đòn (AC) và bong gân hoặc rách nhẹ dây chằng quạ đòn (CC), khiến xương đòn bị lệch ở một mức độ nào đó với vết sưng nhỏ hơn.

• Tổn thương nặng: Tình trạng trật khớp cùng đòn nghiêm trọng nhất làm rách hoàn toàn cả dây chằng cùng đòn (AC) và dây chằng quạ đòn (CC) và khiến khớp cùng đòn lệch ra khỏi vị trí rõ rệt, với một vết sưng lớn hơn.

KHÁM BỆNH

Tổn thương dễ xác định khi nó gây biến dạng vai.

Khi ít biến dạng, vị trí đau và Chụp Xquang giúp bác sĩ chẩn đoán. Đôi khi cần cho bệnh nhân cầm vật nặng để có thể làm tăng biến dạng, khiến tổn thương rõ ràng hơn trên phim X-quang.

PHÂN LOẠI

Phân độ tổn thương khớp cùng đòn ở người lớn được mô tả lần đầu bởi Allman và Tossy gồm 3 độ, sau này được Rockwood mở rộng làm 6 độ. Tổn thương khớp cùng đòn độ I và II được mô tả giống nhau ở cả hai hệ thống phân độ này, tổn thương khớp cùng đòn độ III của Allman và Tossy được Rockwood chia thành 4 type nhỏ là độ III, IV, V, VI.

Độ I: Tổn thương mức độ nhẹ (dãn) dây chằng cùng đòn, cấu trúc bao khớp, dây chằng quạ đòn, cơ denta và cơ thang con nguyên vẹn.

X-quang không ghi nhận bất thường.

Độ II: Tổn thương đứt dây chằng cùng đòn và bao khớp, dãn dây chằng quạ đòn, tổn thương mức độ nhẹ diện bám của cơ delta và cơ thang vào đầu ngoài xương đòn.
X-quang: dãn nhẹ khớp cùng đòn, khoảng quạ-đòn tăng <25%.

Độ III: Đứt dây chằng cùng đòn, bao khớp và dây chằng quạ đòn, xương đòn di lệch lên trên rõ, bong diện bám của cơ delta và cơ thang vào đầu ngoài xương đòn.
X-quang: dãn khớp cùng đòn, khoảng quạ-đòn tăng 25% – 100%.

Độ IV: Đứt dây chằng cùng đòn, bao khớp và dây chằng quạ đòn, xương đòn di lệch ra sau vai vào cơ thang.
X-quang: dãn khớp cùng đòn, X-quang nghiêng nách thấy xương đòn di lệch ra sau.

Độ V: Đứt dây chằng cùng đòn, bao khớp và dây chằng quạ đòn, xương đòn di lệch lên trên rõ, bong diện bám của cơ delta và cơ thang vào đầu ngoài xương đòn.
X-quang: dãn khớp cùng đòn, khoảng quạ-đòn tăng > 100%.

Độ VI: Đứt dây chằng cùng đòn, bao khớp và dây chằng quạ đòn, xương đòn di lệch xuống dưới rõ, bong diện bám của cơ delta và cơ thang vào đầu ngoài xương đòn. Hiếm gặp, có thể kèm tổn thương thần kinh.
X-quang: dãn khớp cùng đòn, xương đòn nằm dưới mỏm cùng vai, hoặc dưới mỏm quạ.

Hình 2: Phân loại tổn thương khớp cùng đòn theo Rockwood

ĐIỀU TRỊ

điều trị không phẫu thuật

Các phương pháp điều trị không phẫu thuật thường áp dụng cho tổn thương loại I, II và III theo phân loại Rockwood, chẳng hạn như đai đeo, túi chườm lạnh và thuốc có thể giúp kiểm soát cơn đau một cách hiệu quả ở hầu hết bệnh nhân. Hiếm khi, bác sĩ có thể sử dụng các biện pháp hỗ trợ phức tạp hơn để giúp giảm đau và chuyển động khớp cùng đòn.

Hầu hết những người bị chấn thương này — ngay cả các vận động viên chuyên nghiệp — trở lại hoạt động bình thường bằng các phương pháp điều trị không phẫu thuật, ngay cả khi có một vết sưng/biến dạng đáng kể và dai dẳng. Một số người vẫn tiếp tục bị đau quanh khớp cùng đòn, ngay cả khi chỉ bị biến dạng nhẹ. Điều này có thể là do:

• Sự tiếp xúc bất thường giữa các đầu xương khi khớp vận động

• Thoái hoá khớp tiến triển.

• Tổn thương sụn giữa xương đòn và mỏm cùng vai

Thường đáng để chờ xem liệu chức năng có trở lại mà không cần điều trị phẫu thuật hay không. Hầu hết bệnh nhân thường được điều trị hiệu quả mà không cần phẫu thuật. Trên thực tế, các nghiên cứu gần đây về chấn thương khớp cùng đòn đã chỉ ra rằng điều trị không phẫu thuật có thể tốt hơn điều trị phẫu thuật trong nhiều loại chấn thương khớp cùng đòn.

Điều trị phẫu thuật

Phẫu thuật có thể được xem xét nếu cơn đau kéo dài hoặc biến dạng nghiêm trọng (thường áp dụng cho tổn thương Loại IV, V, VI và một số trường hợp loại III theo phân loại Rockwood). Bác sĩ phẫu thuật có thể đề nghị cắt bớt phần đầu ngoài của xương đòn để nó không cọ vào mỏm cùng vai (acromion).

Khi có biến dạng đáng kể, việc tái tạo dây chằng gắn vào mặt dưới của xương đòn (dây chằng quạ đòn) là hữu ích. Loại phẫu thuật này hoạt động tốt ngay cả khi nó được thực hiện lâu sau chấn thương. Các phẫu thuật này có thể được thực hiện bằng nội soi khớp hoặc mổ mở.

Hình 3: Phẫu thuật tái tạo dây chằng quạ đòn bằng TightRope

Cho dù được điều trị không phẫu thuật hay phẫu thuật, vai sẽ cần phục hồi chức năng để phục hồi lại chuyển động, sức mạnh và tính linh hoạt.

TS.BS. LÊ NGỌC TUẤN

BV. CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH TP.HCM


Bác sĩ Lê Tuấn

  • Cơ quan: Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình, 929 Trần Hưng Đạo, Phường 1, Quận 5, TP.HCM
  • Phòng mạch: 684/5 Trần Hưng Đạo, Phường 2, Quận 5, TP.HCM

Điện Thoại, Zalo: 0912.868.577


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng