GÃY XƯƠNG ĐÒN (XƯƠNG QUAI XANH)
gãy xương đòn là loại gãy xương khá phổ biến chiếm khoảng 5% gãy xương ở người lớn
Xương đòn là một trong những xương chính ở vùng vai. Loại gãy xương này khá phổ biến – chiếm khoảng 5% tổng số gãy xương ở người lớn. Hầu hết các gãy xương đòn xảy ra khi té vai đập xuống đất, hay tay chống đất gây áp lực lên vai làm xương gãy. Xương đòn gãy có thể rất đau đớn và có thể làm cho tay giảm vận động. Hầu hết gãy xương đòn có thể điều trị bảo tồn bằng cách mang đai vải số 8. Tuy nhiên một số gãy xương đòn di lệch xa, mảnh gãy dọa chọc thủng da có thể cần phải phẫu thuật để chỉnh lại xương gãy.
GIẢI PHẪU
Xương đòn nằm giữa xương ức và mỏm cùng vai của xương bả vai, đó là xương kết nối giữa cánh tay với cơ thể.
Xương đòn nằm trên một số mạch máu và thần kinh quan trọng.
Tuy nhiên mạch máu và thần kinh này ít khi bị tổn thương khi gãy xương đòn.
Gãy xương đòn là loại gãy xương khá phổ biến ở mọi lứa tuổi, hầu hết là gãy 1/3 giữa của xương, một số gãy đầu trong, đầu ngoài xương đòn. Xương gãy có thể chỉ là một vết nứt, cũng có khi gãy thành nhiều mảnh, có loại gãy không di lệch, có loại gãy di lệch.
Đây là hình minh họa cho gãy 1/3 ngoài xương đòn
Gãy xương đòn thường xảy ra do lực tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên vai. Gãy xương có thể xảy ra khi té đập vai xuống đất, vai bị lực ép, cũng có thể té chống tay lực tác động gián tiếp lên vai gây gãy xương đòn ở chỗ yếu. Ở trẻ sơ sinh gãy xương đòn có thể xảy ra khi trẻ chui qua khung chậu hẹp của mẹ lúc sinh.
TRIỆU CHỨNG
Gãy xương đòn có thể rất đau và có thể làm giảm vận động cánh tay. Các triệu chứng khác của gãy xương bao gồm:
• Vai sệ
• Không nâng được cánh tay vì đau.
• Cảm giác lạo xạo khi cử động tay.
• Biến dạng hoặc sưng nơi ổ gãy.
• Sưng tấy, đau ở xương đòn.
Khám lâm sàng
Bác sĩ sẽ hỏi nguyên nhân tai nạn xảy ra như thế nào, và sẽ hỏi về các triệu chứng của bệnh nhân. Bác sĩ sẽ khám cẩn thận vùng vai cuả bệnh nhân.
Trong gãy xương đòn thường có biến dạng rõ ràng, hoặc sờ nhẹ lên chỗ gãy sẽ nghe tiếng lạo xương xương gãy và ấn nhẹ sẽ gây đau nhói cho bệnh nhân. Mặc dù mảnh gãy hiếm khi chọc thủng da nhưng mảnh xương gãy có thể làm xa nhô lên như một cái lều.
Bác sẽ sẽ kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo không có tổn thương mạch máu và thần kinh kèm theo khi gãy xương đòn.
Trong gãy xương đòn, mảnh gãy xương có thể chọc thủng da, hoặc dọa thủng da làm da nhô lên như một cái lều
Hình ảnh học
Chụp x-quang là rất cần thiết để xác định gãy xương, vị trí gãy xương, kiểu gãy xương. Bác sĩ có thể yêu cầu chụp toàn bộ vai hoặc lồng ngực. Nếu có gãy xương khác kèm theo thì có thể chụp cắt lớp vi tính để xác định các tổn thương phối hợp kèm theo chi tiết hơn.
Xquang một trường hợp gãy 1/3 giữa xương đòn di lệch có mảnh thứ 3
Điều trị không phẫu thuật
(điều trị bảo tồn)
Nếu xương gãy không di lệch thì không cần thiết phải phẫu thuật, hầu hết các xương đòn gãy có thể lành xương mà không cần phẫu thuật.
Điều trị không phẫu thuật bao gồm:
Mang đai vải số 8, băng vải treo tay.
Thuốc giảm đau: acetaminophen giúp giảm đau khi xương gãy
Vật lý trị liệu: mặc dù sau khi mang đai vải bất động vẫn còn đau nhẹ nhưng vật lý trị liệu rất quan trọng để ngăn ngừa cứng khớp. Những tuần đầu tập vận động khuỷu tay và bàn tay, sau khi xương lành sẽ tập vận động khớp vai
điều trị gãy xương đòn bằng đai số 8
Chăm sóc và theo dõi
Bệnh nhân cần phải đi khám bác sĩ thường xuyên cho đến khi xương lành, trong những lần tái khám bác sĩ sẽ cho chụp xquang để kiểm tra tiến trình lành xương và theo dõi các di lệch thứ phát. Sau khi xương lành bác sĩ sẽ hướng dẫn tập vật lý trị liệu để bệnh nhân trở lại công việc và hoạt động hằng ngày.
Biến chứng:
Can lệch: là những trường hợp gãy xương di lệch, xương lành nhưng không giống hình dạng xương bình thường.
Chậm lành xương:
Khớp giả:
Điều trị phẫu thuật
Nếu xương gãy di lệch nhiều bác sĩ có thể sẽ đề nghị bệnh nhân nên phẫu thuật.
Bác sĩ sẽ nắn chỉnh các di lệch xương gãy, sắp những mảnh vỡ lại, bất động xương gãy bằng đinh hoặc nẹp vít cho đến khi xương lành, giúp cải thiện sức mạnh vai khi hồi phục.
Mổ nắn và bất động bên trong: Đây là phương pháp thường được sử dụng trong điều trị phẫu thuật xương đòn. Sau khi mở ổ gãy nắn chỉnh các di lệch, xương gãy được bất động bằng các kim loại đặc biệt như đinh nội tủy, nẹp vít.
Nẹp vít:
• Sau khi mổ nắn hết các di lệch xương gãy. Các mảnh xương được cố định bằng nẹp và ốc vít đặc biệt. nẹp được đặt mặt bên ngoài của xương. Sau phẫu thuật bệnh nhân có thể có cảm giác tê bì một vùng da ở dưới vết mổ, nhưng cảm giác tê bì sẽ mất dần theo thời gian.
• Vì xương đòn nằm sát dưới da nên bạn có thể sờ thấy nẹp ốc qua da, đa số nẹp ốc không cần phải lấy ra sau khi xương lành trừ khi chúng gây ra những cảm giác khó chịu cho bệnh nhân.
Đinh hoặc vít
• Đinh hoặc vít cũng có thể được dùng để bất động xương gãy, kết hợp xương bằng đinh hoặc vít thì đường mổ nhỏ hơn nhưng nhược điểm là dễ kích ứng da gây lộ đinh, nhiễm trùng chân đinh, lỏng đinh.
sau mổ kết hợp xương đòn bằng nẹp vít.
Quản lý đau: sau khi phẫu thuật, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhẹ. Đây là diễn tiến tự nhiên của quá trình điều trị. Nhiều bệnh nhân có thể dùng đá lạnh chườm để giảm cơn đau mà không cần dùng thuốc giảm đau. Nếu cơn đau của bệnh nhân trầm trọng, bác sĩ có thể phải sử dụng thuốc giảm đau mạnh như nhóm opioid, trong vài ngày. Lưu ý rằng mặc dù các opioid giúp làm giảm đau sau phẫu thuật nhưng hoạt chất này có khả năng gây nghiện. Sự phụ thuộc và sử dụng opioid quá liều sẽ rất nguy hiểm. Vì lý do này, opioid thường được kê đơn trong một khoảng thời gian ngắn. Điều quan trọng là phải sử dụng opioid theo chỉ dẫn của bác sĩ. Ngay khi cơn đau của bệnh nhân bắt đầu cải thiện thì ngưng sử dụng opioid.
PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
Các bài tập vật lý trị liệu sẽ giúp bệnh nhân khôi phục lại tầm vận động và sức mạnh của vai và tay. Bác sĩ có thể hướng dẫn bệnh nhân tập các bài tập tại nhà hoặc đề nghị bệnh nhân tập tại phòng tập với chuyên gia vật lý trị liệu. Các bài tập vật lý trị liệu bắt đầu với các bài tập nhẹ nhàng. Bác sĩ sẽ tăng cường độ các bài tập lên dần theo diễn tiến của quá trình lành xương. Điều trị vật lý trị liệu là một yếu tố rất quan trọng để bệnh nhân trở lại công việc và hoạt động thường ngày.
BIẾN CHỨNG
Có nhiều yếu tố nguy cơ của điều trị phẫu thuật bao gồm:
• Nhiễm trùng
• Mất máu
• Một số vấn đề với quá trình lành vết mổ
• Cục máu đông
• Tổn thương mạch máu, thần kinh
• Biến chứng do gây mê
Một số yếu tố nguy cơ đặc biệt trong điều trị phẫu thuật gãy xương đòn bao gồm:
• Chấn thương phổi
• Không lành xương
• Phản ứng của cơ thể với dụng cụ kết hợp xương
Với những bệnh nhân hút thuốc lá hay chất gây nghiện, có tiền căn bệnh tiểu đường, người cao tuổi có các bệnh nội khoa mãn tĩnh thì có nguy cơ cao bị biến chứng trong và sau phẫu thuật, và vết mổ khó lành hơn.
Trước khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ thảo luận với bệnh nhân từng nguy cơ có thể gặp và các biện pháp cụ thể để phòng tránh các biến chứng.
Tóm lại
Điều trị bảo tồn hay phẫu thuật có thể phải mất vài tháng để xương đòn lành lại. với những bệnh nhân có bệnh tiểu đường, hút thuốc hay sử dụng các chất kích thích gây nghiện thì quá trình lành xương sẽ lâu hơn. Hầu hết bệnh nhân trở lại công việc thường ngày sau 3 tháng điều trị. Tuy nhiên tùy từng bệnh nhân cụ thể bác sĩ sẽ cho bệnh nhân biết lúc nào xương lành đủ vững chắc để trở lại công việc và hoạt động thường ngày một cách an toàn.
Khi bạn bị gãy xương đòn bạn có thể hỏi bác sĩ một số câu hỏi sau:
Khi nào tôi có thể sử dụng tay được?
Khi nào tôi có thể trở lại công việc?
Tôi có rủi ro nào nếu không tuân thủ quá trình điều trị không?
Nếu phải phẫu thuật, tôi có nguy cơ gì, lợi ích gì và phải nằm viện bao lâu?
Những rủi ro và lợi ích của điều trị không phẫu thuật là gì?
Ts.Bs.Lê Ngọc Tuấn - Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM
Bác sĩ Lê Tuấn
- Cơ quan: Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình, 929 Trần Hưng Đạo, Phường 1, Quận 5, TP.HCM
- Phòng mạch: 684/5 Trần Hưng Đạo, Phường 2, Quận 5, TP.HCM
Điện Thoại, Zalo: 0912.868.577
Xem thêm