google-site-verification: google7459ba3142485632.html

SƠ CỨU TRẬT KHỚP

Trật khớp là tình trạng các đầu xương lệch một phần hoặc hoàn toàn khỏi vị trí thông thường.

TRẬT KHỚP

Trật khớp là tình trạng các đầu xương lệch một phần hoặc hoàn toàn khỏi vị trí thông thường. Trật khớp có thể xảy ra do lực tác động mạnh vào xương hoặc do co cơ mạnh. Đây là tổn thương gây đau đớn, xảy ra phần lớn ở khớp vai, khớp gối, khớp hàm và các khớp ở ngón tay cái hoặc các ngón tay khác. Trật khớp có thể dẫn đến đứt dây chằng, hoặc tổn thương màng hoạt dịch, rách bao khớp, nặng có thể gây tổn thương mạch máu và thần kinh.

Trật khớp có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Nếu xương đốt sống bị trật khớp, tủy sống có thể bị tổn thương dẫn tới liệt một phần chi hoặc nghiêm trọng hơn gây liệt tứ chi. Trật khớp vai hoặc khớp háng có thể làm tổn thương các dây thần kinh lớn liên quan đến các chi, kết quả dẫn đến liệt chi. Trật khớp gối có thể làm tổn thương mạch máu và thần kinh, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới hoại tử chi. Một ca trật khớp bất kỳ có thể đi kèm gãy xương. Rất khó để phân biệt trật khớp với gãy xương kín.

BẠN CẦN LÀM GÌ?

 

1. khuyên nạn nhân giữ cơ thể cố định. Ví dụ, trong trường hợp nạn nhân bị trật khớp vai, giúp họ nâng đỡ vai ở tư thế dễ chịu nhất.

2. Cố định tay bị tổn thương bằng nẹp hoặc sử dụng gạc hoặc bang cuộn bản to cho tổn thương ở chân, chọn cách mà nạn nhân thấy dễ chịu nhất.

3. Để nâng đỡ thêm cho tổn thương ở cánh tay, cố định tay đó với ngực bằng cách dùng băng cuộn bản to để quấn quanh ngực và nẹp.

4. Sắp xếp đưa bệnh nhân đến bệnh viện. Điều trị sốc nếu cần thiết- không nâng chân bị thương mà nâng chân không bị thương. Theo dõi và ghi lại các dấu hiệu sinh tồn trong khi chờ đợi trợ giúp.

5. Kiểm tra lưu thông máu ở phần dưới ngoài vị trí băng mỗi 10 phút.

CHÚ Ý

  • Không cố gắng đưa đầu khớp của xương bị trật vào ổ khớp của nó vì có thể gây ra nhiều tổn thương hơn.
  • Không di chuyển nạn nhân nếu phần bị tổn thương chưa được cố định và nâng đỡ, trừ khi nạn nhân đang trong tình trạng nguy kịch.
  • Với tổn thương bàn tay hoặc cánh tay, cần tháo vòng tay, nhẫn và đồng hồ trong trường hợp có sưng nề.
  • Không cho phép bệnh nhân ăn uống vì có thể cần gây mê để nắn khớp.

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT

  • Đau vùng khớp.
  • Mất vận động ở khớp nghi ngờ bị thương.
  • Sưng nề hoặc bầm tím quanh khớp.
  • Vùng tổn thương ngắn lại, cong hoặc biến dạng.
  • Dấu hiệu lò xo.
  • Dấu hiệu ổ khớp rỗng.

 


Bác sĩ Lê Tuấn

  • Cơ quan: Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình, 929 Trần Hưng Đạo, Phường 1, Quận 5, TP.HCM
  • Phòng mạch: 684/5 Trần Hưng Đạo, Phường 2, Quận 5, TP.HCM

Điện Thoại, Zalo: 0912.868.577


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng