google-site-verification: google7459ba3142485632.html

SƠ CỨU GÃY XƯƠNG

sơ cứu gãy xương không đúng cách có thể làm tình trạng nặng thêm hoặc nguy hiểm đến tính mạng nạn nhân.

SƠ CỨU GÃY XƯƠNG

Gãy xương là trường hợp xương bị gãy hoặc nứt. Cần có lực tác động đáng kể từ bên ngoài mới có thể gây ra gãy xương, trừ trường hợp gãy xương bệnh lý hoặc lớn tuổi. Tuy nhiên, Những xương còn đang phát triển thường mềm, có thể khả năng uốn cong, xoắn vặn hoặc gãy như cành cây tươi ( gãy cành tươi ở xương trẻ em).

Dấu hiệu nhận biết

- Biến dạng, sưng bầm tím ở vị trí gãy

- Đau hoặc khó khăn khi cử động.

- Chi bị ngắn lại, lệch trục hoặc xoắn vặn.

- Có thể nghe thấy hoặc cảm thấy tiếng lạo xạo ở đầu xương khi vận động.

- Các dấu hiệu của sốc, đặc biệt gãy xương đùi hay hãy khung chậu.

- Chi cử động bất thường hoặc không thể cử động.

- Vết thương có thể nhìn thấy xương gãy thò ra ngoài.

Bạn nên:

- Tránh cử động ở vị trí tổn thương.

- Đưa nạn nhân tới Bệnh viện, giúp họ thoải mãi, an toàn khi di chuyển.

Gãy hở và gãy kín

Gãy hở: là trường hợp gãy xương mà ổ gãy thông với môi trường bên ngoài ( đầu xương gãy đâm thủng qua da, hoặc vết thương thủng da thông vào xương gãy), gãy hở có nguy cơ nhiễm trùng rất cao.

Gãy kín: là trường hợp gãy xương mà ổ gãy không thông thương với môi trường bên ngoài.

Cần làm gì với gãy kín

- Khuyên nạn nhân giữ thân mình bất động. bất động các xương gãy  qua hai khớp trên và dưới vị trí gãy xương.

- Đặt gạc quanh vị trí tổn thương để tăng độ nâng đỡ. Đưa nạn nhân đến trung tâm y tế gần nhất. Người bị thương ở tay có thể đưa đi bằng ô tô.

Đối với chấn thương ở chân, cột sống tuyệt đối không tự ý chuyển bệnh nhân mà nên gọi đội cấp cứu 115 để vận chuyển bệnh nhân.

- Xử lý sốc nếu cần thiết. Không được nâng chân bị thương của nạn nhân lên, mà chỉ được nâng cao chân không bị thương của nạn nhân lên.

Cần làm gì với gãy hở

- Băng vết thương bằng gạc vô khuẩn hoặc tấm gạc lớn, sạch, không xơ. Tạo áp lực vừa phải quanh tổn thương để cầm máu( không được ấn lên đầu xương gãy lộ ra ngoài)

- Cẩn thận đặt thêm một tấm gạc vô khuẩn hoặc nhiều tấm gạc sạch lên trên và xung quanh lớp gạc ban đầu.

- Cố định các lớp gạc bằng băng cuộn. Băng lại chắc chắn, nhưng không quá chặt vì có thể làm giảm lưu thông máu.

- Cố định xương gãy: như đối với gãy kín và đưa nạn nhân tới bệnh viện.

- Nếu xương gãy lòi ra ngoài, hãy xếp chồng nhiều tấm gạc vô trùng, gạc sạch, mềm và không xơ xung quanh xương, cho đến khi bạn có thể băng được vết thương mà không ấn trực tiếp lên xương gãy.

- Xử lý sốc nếu cần thiết. Không được nâng chân bị thương của nạn nhân lên, mà chỉ được nâng cao chân không bị thương của nạn nhân lên.


Bác sĩ Lê Tuấn

  • Cơ quan: Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình, 929 Trần Hưng Đạo, Phường 1, Quận 5, TP.HCM
  • Phòng mạch: 684/5 Trần Hưng Đạo, Phường 2, Quận 5, TP.HCM

Điện Thoại, Zalo: 0912.868.577


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng