GÃY CHỎM QUAY
Gãy chỏm quay là chấn thương phổ biến, chiếm khoảng 20% tất cả các chấn thương vùng khuỷu, chiếm 1-4% tất cả các loại gãy xương ở người lớn. Nhiều trường hợp trật khớp khuỷu có gãy chỏm quay kèm theo.
GÃY CHỎM QUAY
Trong khi cố gắng chống lại cú ngã với cánh tay dạng chống bàn tay theo bản năng, nhưng lực của cú ngã có thể truyền lên cẳng tay và làm trật khớp khuỷu. Nó cũng có thể làm gãy chỏm xương quay.
Gãy chỏm quay là chấn thương phổ biến, chiếm khoảng 20% tất cả các chấn thương vùng khuỷu, chiếm 1-4% tất cả các loại gãy xương ở người lớn. Nhiều trường hợp trật khớp khuỷu có gãy chỏm quay kèm theo.
Gãy chỏm quay thường gặp ở phụ nữ hơn nam giới và gặp nhiều ở lứa tuổi từ 30-40 tuổi.
Hình 1: Giải phẫu chỏm quay
TRIỆU CHỨNG
Các triệu chứng phổ biến của gãy chỏm quay bao gồm:
• Đau bên ngoài khuỷu tay
• Sưng khớp khuỷu tay
• Khó gấp hoặc duỗi khuỷu, kèm theo đau
• Mất vững hoặc khó sấp, ngửa cẳng tay.
PHÂN LOẠI
Phân loại gãy chỏm quay theo Mason
Loại |
đặc điểm |
Phương pháp điều trị |
I |
Không di lệch, hoặc di lệch ít (<2mm) |
Điều trị bảo tồn |
II |
Di lệch >2mm hoặc gập góc |
phẫu thuật |
III |
Gãy nhiều mảnh |
phẫu thuật |
IV |
Gãy chỏm quay kèm trật khớp khuỷu |
phẫu thuật |
Hình 2: Phân loại gãy chỏm quay theo Mason
ĐIỀU TRỊ
Bác sĩ sẽ phân loại gãy dựa vào mức độ di lệch và có bao nhiêu mảnh gãy. Điều trị được xác định theo phân loại gãy.
Gãy xương loại I
- Gãy xương loại I thường là những vết nứt nhỏ và các mảnh xương vẫn khớp với nhau.
- Gãy xương có thể không nhìn thấy được trên phim X-quang ban đầu, nhưng thường có thể nhìn thấy nếu chụp X-quang 3 tuần sau khi bị thương.
- Điều trị không phẫu thuật bao gồm sử dụng thanh nẹp hoặc băng đeo trong vài ngày, sau đó là tập vận động nhẹ khuỷu và cổ tay (tuỳ thuộc vào mức độ đau).
- Nếu bạn cố cử động quá nhiều và quá nhanh, xương gãy có thể bị di lệch.
Gãy xương loại II
- Gãy xương loại II hơi di lệch và liên quan đến một mảnh xương lớn hơn.
- Nếu mảnh gãy di lệch ít, điều trị có thể bao gồm đeo đai hoặc nẹp bột trong 1 đến 2 tuần, sau đó là các bài tập về tầm vận động khuỷu.
- Những mảnh xương nhỏ bị gãy có thể được phẫu thuật lấy bỏ nếu chúng cản trở vận động bình thường của khuỷu tay hoặc có khả năng gây ra các vấn đề lâu dài cho khuỷu tay.
- Nếu một mảnh vỡ đủ lớn và di lệch nhiều, thì Bác sĩ phẫu thuật sẽ nắn chỉnh di lệch và kết hợp xương lại bằng vít, nẹp vít hoặc bằng đinh.
- Bác sĩ phẫu thuật cũng sẽ khâu phục hồi các dây chằng bị rách.
Gãy xương loại III, IV
- Gãy xương loại III là loại gãy nát chỏm quay thành nhiều mảnh.
- Trong hầu hết các trường hợp gãy đầu quay Loại III, khớp khuỷu tay và dây chằng bao quanh khuỷu tay cũng bị tổn thương đáng kể.
- Phẫu thuật luôn được yêu cầu để cố định hoặc loại bỏ các mảnh xương bị gãy và sửa chữa tổn thương mô mềm. Nếu gãy nát nhiều mảnh có thể sẽ phẫu thuật lấy bỏ chỏm quay. Trong những trường hợp này có thể thay chỏm quay nhân tạo để cải thiện chức năng lâu dài.
- Cần tập vận động gập và duỗi khuỷu sớm để tránh cứng khớp khuỷu.
- Sau khi phẫu thuật kết hợp xương chỏm quay, bác sĩ phẫu thuật sẽ khuyến nghị không mang vật nặng trong 6 đến 12 tuần. Tuỳ thuộc vào mức độ gãy xương và tổn thương phần mền, bạn có thể mang nẹp bột hoặc nẹp vải tăng cường trong một thời gian.
- Ngay cả gãy xương đơn giản nhất cũng có thể dẫn đến hạn chế vận động khuỷu tay. Bất kể loại gãy xương hoặc phương pháp điều trị được sử dụng, bạn cũng cần được chỉ định các bài tập để phục hồi lại tầm vận động và sức mạnh trước khi tiếp tục các hoạt động thường ngày. Trong một số trường hợp, hạn chế vận động khuỷu có thể đến mức phải mổ lần thứ 2 để giải phóng khớp để lấy lại biên độ vận động khớp.
TS.BS. LÊ NGỌC TUẤN
BV. CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH TP.HCM
Bác sĩ Lê Tuấn
- Cơ quan: Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình, 929 Trần Hưng Đạo, Phường 1, Quận 5, TP.HCM
- Phòng mạch: 684/5 Trần Hưng Đạo, Phường 2, Quận 5, TP.HCM
Điện Thoại, Zalo: 0912.868.577
Xem thêm