google-site-verification: google7459ba3142485632.html

SƠ CỨU VẾT THƯƠNG NGÓN TAY

Vết thương ở các ngón tay khá thường gặp và đa dạng, từ các vết cắt nhỏ và trầy da cho tới các vết thương có tổn thương xương, gân và các dây chằng bên dưới. Tổn thương các móng tay là thường gặp nhất.

1. Rửa tay trước khi chạm vào vết thương. Thao tác này giúp giảm rủi ro nhiễm khuẩn ở vết cắt trên tay.

Nếu có găng tay y tế dùng một lần, bạn hãy đeo găng tay vào bên tay không bị thương để ngăn ngừa vết thương nhiễm vi khuẩn trên tay.

2. Rửa sạch vết cắt. Để tay dưới vòi nước sạch để rửa vết thương. Làm ẩm một mảnh vải sạch, nhúng vào xà phòng và rửa xung quanh vết thương. Nhớ đừng để xà phòng lọt vào vết cắt, vì vết thương có thể bị kích ứng. Thấm khô vết thương bằng khăn sạch khi đã rửa xong.

  • Nếu có bụi bẩn hoặc các mảnh vụn trong vết cắt sau khi đã rửa, bạn có thể dùng nhíp để lấy các mảnh vụn. Nhúng nhíp vào cồn tẩy rửa để khử trùng trước khi dùng.
  • Bạn không cần dùng nước ô-xy già, cồn tẩy rửa, i-ốt hoặc chất tẩy rửa gốc i-ốt để rửa vết thương, vì những chất này có thể gây kích ứng trên các mô bị tổn thương.
  • Nếu những mảnh vụn vẫn còn trong vết cắt hoặc khó lấy ra, bạn nên đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc.

3. Kiểm tra độ sâu của vết cắt. Vết thương sâu đi qua lớp da và hở miệng để lộ mỡ hoặc cơ sẽ cần phải khâu. Bạn cần đến phòng cấp cứu càng sớm càng tốt nếu vết cắt sâu đến mức phải khâu. Nếu vết cắt chỉ ở dưới bề mặt da và chỉ chảy ít máu, bạn có thể điều trị tại nhà.

Nếu được khâu đúng cách trong vòng vài tiếng, vết thương sâu sẽ ít có rủi ro để lại sẹo và giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Nhìn chung, nếu vết cắt dài chưa đến 3 cm, sâu chưa đến ½ cm và không phạm đến các cấu trúc khác (cơ, gân, v.v…) thì được xem là nhẹ và có thể điều trị mà không cần khâu.

Lưu ý nếu máu phụt thành tia hoặc rỉ ra. Nếu máu phụt ra từ vết cắt, có lẽ bạn đã bị cắt trúng động mạch và cần phải cấp cứu ngay lập tức. Nhều khả năng là bạn không thể tự cầm máu. Dùng khăn sạch hoặc gạc vô trùng ép lên vết thương và đến phòng cấp cứu. Không cố gắng dùng ga-rô cầm máu.

Nếu máu rỉ ra khỏi vết cắt thì nghĩa là bạn cắt phải tĩnh mạch. Những vết cắt trúng tĩnh mạch sẽ ngừng chảy máu sau 10 phút nếu được chăm sóc đúng cách và thường có thể điều trị tại nhà. Cũng như mọi trường hợp chảy máu nghiêm trọng, bạn hãy dùng băng hoặc gạc vô trùng ép lên vết thương.

4.Cầm máu. Các vết cắt nhẹ sẽ tự ngừng chảy máu sau vài phút. Nếu vết cắt trên ngón tay rỉ máu, bạn hãy dùng mảnh vải sạch hoặc gạc vô trùng để ép nhẹ lên vết thương.

Nâng cao vết thương bằng cách giơ tay lên đầu, cao hơn mức tim. Băng ngón tay trong khi giơ tay lên đầu để thấm máu.

5.Băng vết thương. Dùng băng che phủ vết thương để giữ sạch và ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập.

Dùng băng cá nhân chống thấm nước hoặc băng dính để giữ băng khỏi ướt khi đi đi tắm. Nếu băng bị ướt, bạn hãy tháo băng, để cho vết thương khô, thoa lại thuốc mỡ đang dùng và băng lại.

6.Thay băng mỗi ngày một lần. Bạn cũng nên thay băng mỗi khi bị ướt hoặc bẩn.

Sau khi vết cắt đã tương đối lành và hình thành lớp vảy bên trên, bạn có thể để vết thương hở. Việc tiếp xúc với không khí sẽ giúp đầy nhanh quá trình chữa lành.

một số điều cần lưu ý

Tìm sự chăm sóc y tế nếu vết cắt sưng, đỏ nhiều, có mủ hoặc gây sốt. Tất cả đều là các triệu chứng cho thấy khả năng bị nhiễm trùng. Bạn cần đi khám nếu có bất cứ triệu chứng nào.

  • Bàn tay mất khả năng cử động hoặc ngón tay bị tê có thể là dấu hiệu nhiễm trùng nghiêm trọng. Trường hợp này bạn cần đến bác sĩ ngay.
  • Các vệt đỏ tỏa ra từ vết thương là dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng và cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.
  • Nếu vết thương là do vết cắn của động vật hoặc người gây ra, bạn cần đến bác sĩ để kiểm tra. Vết cắn của động vật, nhất là động vật hoang dã như gấu trúc hoặc sóc có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh dại. Người và vật nuôi trong nhà có thể có vi khuẩn trong miệng và làm tăng đáng kể nguy cơ nhiễm trùng một khi vi khuẩn xâm nhập vào da.

 


Bác sĩ Lê Tuấn

  • Cơ quan: Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình, 929 Trần Hưng Đạo, Phường 1, Quận 5, TP.HCM
  • Phòng mạch: 684/5 Trần Hưng Đạo, Phường 2, Quận 5, TP.HCM

Điện Thoại, Zalo: 0912.868.577


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng